Giai đoạn thứ năm Các chiến dịch bắc phạt thời Đông Tấn

Tiêu diệt Nam Yên

Mấy mươi năm sau lần bắc phạt thứ tư, triều đình nhà Tấn suy yếu do các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra, cuối cùng bị quyền thần Lưu Dụ áp chế. Ở miền bắc, sau nhiều cuộc chiến tranh liên tiếp, Tiền Tần bị tiêu diệt, thay vào đó là các quốc gia mới thành lập: Hậu Yên, Tây Yên, Nam Yên, Bắc Yên, Bắc Ngụy, Tây Tần, Hậu Tần, Nam Lương, Bắc LươngHạ.

Trong số các nước đó, Bắc Ngụy nhanh chóng phát triển lớn mạnh, lấn át các nước còn lại, đặc biệt là Nam YênHậu Tần. Thấy hai nước miền bắc suy yếu, Lưu Dụ thực hiện kế hoạch tiến công bắc phạt Trung Nguyên lần nữa. Trong khi đó tại Nam Yên, hoàng đế Mộ Dung Siêu kiêu căng ngạo mạn, tỏ ra xem thường nhà Tấn. Tháng 2 năm 409, Mộ Dung Siêu sai Công Tôn Quy đem 3000 quân tiến công vào lãnh thổ nhà Tấn, tiến công thành Túc Dự ở Hoài Bắc[65] vào quận Tế Nam, bắt được thái thú Triệu Nguyên và hơn 2000 nam nữ đưa về nước rồi lại tấn công Tế Nam, bắt thái thú Triệu Nguyên và hơn 1000 nam nữ đưa về Yên[66]. Từ đó các quận ở phía nam Bành Thành dao động.

Lưu Dụ nghe tin quân Nam Yên tấn công, bèn phái em là Lưu Đạo Liên trấn thủ Hoài Âm để phòng bị rồi xin Tấn An Đế cho mình xuất quân bắc phạt vào tháng 3 năm đó. Triều đình nhà Tấn lo ngại, duy có Tả bộc xạ Mạnh Sưởng và Xa kị tư mã Tạ Dụ, Tham quân Tang Hi đồng tình và khuyến khích[67]. Lưu Dụ vui mừng, phong Mạnh Sưởng làm Giám trung quân và quyết định bắc phạt.

Tháng 5 ÂL năm 409, Lưu Dụ suất quân từ Kiến Khang tiến tới Bành Thành[68] rồi Hạ Bi. Sau đó Lưu Dụ xua quân tiến công, vào quận Lang Nha xây thành và lưu quân trấn thủ ở đấy.

Mộ Dung Siêu nghe tin đó, liền hội quần thần tìm cơ đối phó[69]. Công Tôn Ngũ LâuMộ Dung Trấn khuyên Siêu nên đưa quân cố thủ ở Đại Hiện Sơn[70] để chặn quân Tấn nhưng Siêu không chịu và quyết tâm giao chiến ở đồng bằng.

Lưu Dụ đưa quân qua núi Đại Hiện dễ dàng, không vấp phải sự phản kháng nào từ Nam Yên. Sang tháng 6 cùng năm, Lưu Dụ đến vùng Đông Hoàn, Mộ Dung Siêu phái Công Tôn Ngũ Lâu, Hạ Lại LôĐoàn Huy dẫn 50000 bộ binh tiến về Lâm Cù[71] chống trả. Nghe tin quân Tấn sắp đến, Siêu lo sợ, bèn đem 4 vạn quân hợp với Đoàn Huy ở Lâm cù. Trong khi đó, Lưu Dụ phái Tiền khu tướng quân Mạnh Long Phù tiến đến Xuyên Nguyên giao chiến cùng Công Tôn Ngũ Lâu. Ngũ Lâu thua trận, bỏ sang hàng quân Tấn.

Dụ tiếp tục sai Tư nghị tham quân Đàn Thiều dẫn sĩ tốt phá thành Lâm Cù. Mộ Dung Siêu bỏ chạy về phía nam thành. Đoàn Huy cũng bị quân Tấn đánh bại và bị giết chết. Mộ Dung Siêu lại chạy về thành Quảng Cố, sai Thượng thư lang Trương Cương cầu cứu Diêu Hưng của Hậu Tần và thả Mộ Dung Trấn mà mình vừa bắt giam[72] và thăng làm Lục Thượng thư, Đô đốc trung ngoại chư quân và hỏi kế giữ nước. Mộ Dung Trấn khuyên Mộ Dung Siêu nên quyết chiến một trận sống mái với quân Tân thì may ra mới có thể thắng vì Hậu Tần cũng bị nước Hạ tấn công dồn dập, không thể hỗ trợ Nam Yên được. Nhưng Mộ Dung Siêu lo ngại không dám làm và sai Phạm và Vương Bồ đến cầu cứu Diêu Hưng lần nữa.

Diêu Hưng phái Diêu Cương đến cứu Nam Yên vì bị nước Hạ tấn công dồn dập nên không lâu sau lại sai Cương đưa quân về. Thành Quảng Cố bị vây bốn mặt rất nguy cấp. Thượng thư Viên Tôn và thái thú Kinh Triệu Viên Miêu ra thành đầu hàng, được Dụ phong làm tham quân[73].

Trong khi đó Trương Cương từ Trường An trở về không được kết quả, bị thái thú Thái Sơn Chân Tuyên bắt được đưa đến chỗ Lưu Dụ. Lưu Dụ bèn lập kế đưa Cương lên xe và phái Chu Thành đứng cạnh hô to:

Lưu Bột Bột đại phá Tần quân, vô binh tương cứu.[74]

Người trong thành nghe tin cực kì sợ hãi, nhiều dân chúng ở miền bắc hơn trăm hộ bỏ về hàng Lưu Dụ. Dụ lại công đánh các thành còn lại của Nam Yên, bắt sống tướng Trương Hoa,... cô lập Quảng Cố hơn nữa.

Diêu Hưng biết Nam Yên khó bảo toàn, nên cảnh cáo Lưu Dụ nếu cứ tiếp tục tấn công thì quân Tần sẽ nhân lúc Kiến Khang bỏ trống mà tiến đánh. Dụ không sợ, nói rằng nếu theo lời Diêu Hưng nói thì sau khi diệt Yên rồi thì Dụ tiến đánh Tần càng nhanh hơn. Sứ Tần bỏ về.

Trong khi đó tại Quảng Cố, người tôn thất họ Mộ Dung hơn 100 nhà lo sợ định chạy trốn sang Bắc Ngụy, bị Bắc Ngụy Đạo Vũ Đế Thác Bạt Khuê giết hết. Còn Mộ Dung Siêu oán Trương Cương nên đem mẹ Cương xử tử ở trước thành. Đến tháng 12 năm đó, Linh Thai lệnh Trương Quang thấy tình hình nguy cấp, bèn khuyên Mộ Dung Siêu đầu hàng, liền bị Siêu giết chết. Đến tháng 1 năm 410, lại có Thượng thư lệnh Đổng Tiến khuyên Mộ Dung Siêu đầu hàng cũng bị giam lại. Trong lúc này, nhiều người trong thành lũ lượt bỏ sang hàng quân Tấn, tình thế Nam Yên nguy cấp.

Sang ngày Đinh Hợi, Lưu Dụ đưa đại quân phá thành Quảng Cố. Mộ Dung Siêu chống không nổi, bèn cùng hơn 10 thủ hạ ra khỏi thành bỏ trốn, bị tướng Lưu Đạo Liên (em trai Lưu Dụ) bắt sống[75][76] rồi bị giải về Kiến Khang. Lưu Dụ lấy cớ không sớm đầu hàng, bèn giết chết Mộ Dung Siêu cùng hơn 3000 quý tộc Nam Yên. Nam Yên diệt vong.

Chu Linh Thạch vào đất Thục

Sau khi diệt Nam Yên, Lưu Dụ tạm thời đưa chủ lực về nam để tập trung tiêu diệt khởi nghĩa của Lư Tuần. Còn ở miền tây, vào năm 405, người quận Ba Tây[77]Tiều Túng xây dựng lực lượng, chiếm cứ đất Thục, đóng ở Thành Đô, lập ra nước Tiều Thục (405 - 413). Tiều Túng xưng thần với nước Hậu Tần và liên kết với thế lực của họ Hoàn và Lư Tuần, đánh phá nhà Tấn. Trước tình hình đó, Lưu Dụ nhiều lần đưa quân sang đánh Thục nhưng không thu được kết quả đáng kể.

Năm 406, Lưu Dụ cử các tướng Mao Tu Chi, Tư Mã Vinh Kỳ, Văn Xử Mậu, Thời Diên Tổ tiến quân về phía tây đánh Thục. Trên đường đi, Tư Mã Vĩnh Kì bị thủ hạ Dương Thừa Tổ ám hại, quân Tấn đành phải rút về. Mãi đến năm 407, Dương Thừa Tổ mới bị diệt, Lưu Dụ lại cử Lưu Kính Tuyên đánh Thục một lần nữa. Tiều Túng bèn sang xưng thần với Hậu Tần để được giúp đỡ. Đến cuối năm 408, Lưu Kính Tuyên tiến sang vùng Hoàng Hổ[78] thì Diêu Hưng cũng đưa quân đến cứu Thục. Tướng Thục là Tiều Đạo Phúc đưa quân chống cự với Kính Tuyên hơn 60 người. Cuối cùng quân Tấn hết lương đành phải lui về.

Sang năm 410, Tiều Túng lại đánh phá miền Kinh châu, chiếm được quận Ba Đông[79]. Trước tình thế ấy, tháng 12 năm 412, Lưu Dụ quyết định diệt Tiều Thục, phái Thái thú Tây Dương Chu Linh Thạch làm Thứ sử Ích châu cùng Ninh Sóc tướng quân Tang Hỉ, thái thú Hạ Bi Lưu Chung và thái thú Lan Lăng Khoái Ân cùng dẫn 20000 quân từ Giang Lăng đánh vào đất Thục[80]. Trước khi ra trận, Lưu Dụ dặn kế cho Linh Thạch nên tấn công theo tuyến đường dài hơn đến kinh thành Tây Thục là Thành Đô theo Mân giang, và dùng nghi binh theo Phù Giang ở gần nhằm phân tán sự phòng thủ của quân Thục[81]. Có tướng Mao Tu Chi xin được cùng ra trận nhưng Lưu Dụ sợ rằng Tu Chi mà vào đất Thục sẽ giết hại nhiều làm dân Thục oán hận nên không chịu[82]. Linh Thạch đi theo đúng lộ trình đó, Tiều Túng quả nhiên mắc mưu nên phái Tiều Đạo Phúc đóng quân ở Phù Thành[83], nhưng Linh Thạch đã đi theo đường khác rồi.

Tháng 5, quân của Chu Linh Thạch tiến vào thành Bạch Đế. Linh Thạch tiếp tục đánh Bình Mô[84], còn cách Thành Đô 200 dặm. Tiều Túng lại sai Đại tướng quân Hầu Huy, Thượng thư bộc xa Tiếu Sân đến Bình Mô nghênh chiến. Các tướng Tấn thấy rằng ở phía bắc có nhiều binh Thục nên muốn tấn công vào phía nam thành. Linh Thạch nói:

-Kim đồ nam thành, bất túc dĩ phá bắc, nhược tận duệ dĩ bạt bắc thành, tắc nam thành bất huy tự tán hĩ[85].

Đến tháng 7 năm 413, Chu Linh Thạch hạ được thành phía bắc, giết Hầu Huy và Tiếu Sân rồi chiếm luôn thành nam, sau đó bỏ thuyền kéo thẳng về Thành Đô. Trên đường đi, quân Tấn gặp phải sự kháng cự của đại tướng Tiếu Phủ nhưng nhanh chóng đánh tan.

Mấy ngày sau, quân Tấn vào Thành Đô. Tiều Túng bỏ thành mà chạy. Thượng thư lệnh của Túng là Mã Đam mở cửa cho quân Tấn kéo vào. Thành Đô rơi vào tay quân Tấn. Chu Linh Thạch cho giết hết thân thích của Tiều Túng

Về phần Tiều Túng, ông ta chạy đến chỗ của Tiều Đạo Phúc nhưng bị Đạo Phúc mắng chửi và muốn giết đi, nên lại bỏ chạy tiếp, cuối cùng thắt cổ tự tử[86], bị người quận Ba Tây là Vương Chí chém đầu của Túng, nộp cho Chu Linh Thạch.

Linh Thạch lại đánh sang Phù Thành. Tiều Đạo Phúc biết không giữ được nữa, bèn đem vàng bạc thưởng cho quân sĩ rồi cho họ bỏ trốn, còn mình trốn đến Quảng Hán, bị người Quảng Hán là Đỗ Cẩn bắt được và bị đem chém đầu.

Thế là Tiều Thục bị diệt vong. Triều đình nhà Tấn xét công, phong Chu Linh Thạch làm Giám quân sáu quận của hai châu Lương, Thần, tước Phong Thành huyện hầu. Đất Thành Đô trở về tay nhà Tấn.

Tiêu diệt Hậu Tần

Năm 415, Diêu Hưng chết, Hậu Tần lâm vào tình trạng suy yếu. Lưu DụKiến Khang cũng gấp rút chuẩn bị kế hoạch bắc phạt một lần nữa. Tháng 8 ÂL năm 416, Lưu Dụ đưa quân từ Kiến Khang ra Bành Thành[68], rồi phái các tướng gồm Quan Quân tướng quân Đàn Đạo Tế, Long Tương tướng quân Vương Trấn Ác tiến binh ra Hoài Hà, công đánh Tất Khâu và Hạng Thành, tướng Trần Lâm Tử qua sông đánh vùng Thương Viên thuộc lãnh thổ Hậu Tần[87].

Quân Tấn nhanh chóng giành thắng lợi ngay từ những trận đánh đầu tiên. Tướng Tần Vương Cẩu Sanh đem thành Tất Khâu hàng Vương Trấn Ác, thứ sử Từ châu Diêu Chưởng ở Hạng Thành cũng đầu hàng Đàn Đạo Tế... Quân Tấn nhanh chóng vào đến Dĩnh Khẩu trong khi các tướng Tần lũ lượt sang hàng, duy chỉ có Thái thú Tân Thái Đổng Tuân cố sức chống giữ. Đàn Đạo Tế đem quân công phá, bắt được Tuân. Đổng Tuân lên tiếng mắng chửi Đạo Tế nên bị Đạo Tế giết.

Trong triều đình Hậu Tần, Diêu Thiệu về Trường An, khuyên vua Tần là Diêu Hoằng

Quân Tấn đi qua Hứa Xương, Dự châu thì đất An Định cô lập lại xa xôi, khó cứu được. Bây giờ nên dời quân chư trấn về kinh thì có thể được hơn 10 vạn, đủ để hoành hành thiên hạ. Lúc bấy giờ hai giặc đánh nhau thì ta không bị hại. Còn không nghe theo kế ấy, thì Tấn đánh vô Dự Châu, Bột Bột (vua nước Hạ) đánh An Định thì làm sao chống đỡ. Sự cơ đã tới rồi, chỉ còn quyết đoán nhanh mà thôi[88].

Tuy nhiên Tả bộc xạ Lương Hỉ cho rằng người em họ của Diêu Hoằng là Tề công Diêu Khôi ở An Định dũng mạnh thiện chiến, lại có thâm thù với Hách Liên Bột Bột, sẽ cố sức giữ An Định, thì Bột Bột không thể đánh tới kinh được. Còn nếu triệu Khôi về, thì các thành bên ngoài sẽ lâm nguy. Hoằng nghe theo. Lại bộ lang Hoành Mật lại can ngăn rằng Tề công Khôi có thể có ý khác, không tuân phục mà nhân đó phản loạn thì quân ở An Định có tới hơn 4 vạn, tiến về kinh sư một lúc thì Trường An lâm nguy. Nhưng Hoằng tin tưởng Diêu Khôi, không đồng ý với ý kiến này.

Quân Tấn sau đó tiến Thành Cao và áp sát thành Lạc Dương. Tướng ở Lạc Dương là Diêu Quang gửi thư xin cứu viện. Diêu Hoằng sai Việt kị giáo úy Diêm Sinh đem 3000 quân cứu, cộng thêm 10000 quân do Diêu Ích chỉ huy cùng đến chi viện cho thành Lạc Dương, lại thêm Chinh Đông tướng, Tịnh châu mục Diêu Ý đóng ở Thiểm Tân làm hậu viện. Trong khi tại Lạc Dương, bộ tướng Triệu Huyền khuyên Diêu Quang đừng nên xuất chiến nhưng tư mã Diêu Vũ đã thông đồng trước với Đàn Đạo Tế, thêm vào đó là Chủ bộ Diêm Khôi, Dương Kiền cùng cánh với Vũ, cùng nhau khuyên Diêu Quang ra trận. Quang nghe theo, sai Triệu Huyền đem hơn 1000 quân trấn thủ Bách Cốc ổ và Thạch Vô Húy đóng ở Củng Thành, chống lại quân Tán. Triệu Huyền bảo rằng Diêu Quang nếu không nghe lời mình, thì tất sẽ hối hận.

Khi quân Tấn tiến đến, các thành Thành Cao, Dương Thành, Vũ Lao, Huỳnh Dương lũ lượt bỏ vũ khí đầu hàng[89], Đàn Đạo Tế nhanh chóng ở quân tiến thẳng đến Lạc Dương. Thạch Vô Húy được lệnh giữ Củng Thành cũng bỏ trốn. Triệu Huyền bèn ra trận giao chiến cùng tướng Tấn là Mao Đức Tổ ở Bách Cốc, bị thua to rồi chết trong trận. Diêu Vũ bỏ khỏi thành hàng quân Tấn. Đàn Đạo Tế bèn tiến thẳng vào Lạc Dương. Diêu Quang hoảng sợ, cuối cùng chấp nhận đầu hàng. Trong khi Diêm Sanh ở Tân An và Ích Nam ở Hồ Thành định đưa quân chi viện và cùng đóng ở LẠc Dương, nghe tin Lạc Dương đã mất nên dừng lại.

Cuối năm 416, Diêu Ý nghe theo lời Tư mã Tôn Sương, quyết định phản lại Diêu Hoằng, đưa quân về Trường An cướp ngôi đế. Khi quân của Ý tới Thiểm Tây, lại cho mời thêm quân các tộc Nhung, Khương tới chi viện. Thị lang Tả Nhã can ngăn rằng quốc gia sắp mất không nên gây họa loạn nữa, liền bị Ý sát hại. Diêu Hoằng nghe tin đó lo sợ, triệu thúc phụ là Diêu Thiệu vào bàn kế rồi sai Diêu Tán vào Quan quân tư mã Quốc Phan cùng Xa Huyền đánh Thiểm Tây và Diêu Lư đóng ở Đồng Quan, cuối cùng bắt sống được Diêu Ý.

Tháng 1 năm 417, Diêu Hoằng thấy Trường An đã nguy cấp, bèn triệu tập bách quan đến bàn kế. Cùng lúc đó, Tề công Diêu Khôi làm phản ở An Định[90], đưa quân từ Bắc Ung châu về Trường An, tiếm xưng Đại đô đốc, Kiến Nghĩa Đại tướng quân, được Dương Uy tướng Khương Kỉ theo giúp chinh bắc. Quân của Khôi tiến về Trường An, Kiến Tiết tướng quân Bành Hoàn Đô ở Âm Mật bỏ chạy về Kinh. Quân của Khôi đến Tân Chi, rồi lại đánh Mi Thành. Tây tướng quân Diêu Kham bị thua trận làm Trường An kinh động[91].

Diêu Hoằng quyết định dùng Diêu Thiệu và Diêu Dụ, Hồ Dực đem quân đến đánh. Trong lúc đó, thái thú Phù Phong đã đầu hàng Diêu Khôi. Diêu Thiệu bèn đưa quân đến giao chiến với Khôi ở Linh Thai. Con Thiệu là Diêu Tán giữ Ninh Sóc tướng quân Doãn Nhã làm thái thú Hoằng Nông trấn thủ Đồng Quan rồi đưa quân sang đông. Quân của Diêu Khôi thấy Diêu Thiệu đến thì hoảng sợ, tướng Tề Hoàng bỏ sang hàng. Khôi mới đem binh ra chống và bị giết. Cuộc nổi loạn chấm dứt nhưng cũng đủ làm phân tán sự phòng thủ của Hậu Tần trước quân Tấn.

Ở miền nam, Lưu Dụ cũng chính thức phát binh, giữ người con nhỏ là Lưu Nghĩa Long ở Bành Thành còn mình tiến ra bắc. Trong khi đó Vương Trấn Ác kéo quân tới Thằng Trì, lại sai Mao Đức Tổ giao chiến cùng Doãn Nhã ở thành Lễ Ngô, bắt sống Nhã rồi tiến chiếm Đồng Quan. Còn Đàn Đạo TếTrầm Lâm Tử phá quân Tần ở Tương Ấp, thái thú Hà Bắc của Tần là Tiết Bạch chạy sang Hà Đông. Quân Tấn lại đánh thứ sử Tịnh châu Doãn Chiêu ở Bồ Phản nhưng lần này không thành công.

Tại Trường An, Diêu Hoằng phái Diêu Loan đến chiếm lại Đồng Quan và Diêu Lư đến cứu Bồ Phản. Trầm Điền TửĐàn Đạo Tế không dám tấn công bèn dẫn quân sang Đồng Quan hỗ trợ Vương Trấn Ác. Đến tháng 3 năm 417, Đạo Tế và Lâm Tử đến Đồng Quan, giáo chiến với quân của Diêu Thiệu và giành thắng lợi, chém được hơn 1000 quân Tần[92]. Thiệu phải rút về Định Thành rồi sai Diêu Loan đem quân đánh cướp đường lương của Đàn Đạo Tế nhằm cô lập quân Tấn. Quân của Loan giao chiến với quân Tấn ở Quan Nam nhưng không thắng và tướng Doãn Nhã bị bắt giết. Sau đó, Trầm Lâm Tử nhân đêm tối công phá quân trại của Diêu Loan, giết Loan và hơn 1000 sĩ tốt. Diêu Thiệu nghe tin, cử con là Diêu Tán đóng ở Hà Thượng nhằm chặn quân thủy của Tấn, nhưng cũng bị Trầm Lâm Tử đánh bại. Tướng Tiết Bạch về hàng quân Tấn.

Cùng lúc đó, thủy quân của Lưu Dụ cũng đã tiến tới Thanh Hà. Diêu Hoằng sai sứ sang cầu cứu Bắc Ngụy. Bắc Ngụy Minh Nguyên Đế sai Tư đồ Trưởng Tôn Tung làm Đốc Sơn đông chư quân cùng Chấn Uy tướng quân Nga Thanh, thứ sử Ký châu A Bạt Can dẫn 100000 quân đóng ở Hà Bắc nhưng chỉ để phòng thủ chứ không có hành động nào chi viện cho Hậu Tần.

Lưu Dụ nhanh chóng tiến vào lãnh thổ Hậu Tần. Diêu Hoằng sai Diêu Vạn và Diêu Cương ra chống cự. Diêu Loan cũng sai Doãn Nha ra giao chiến với tư mã của Đàn Đạo Tế là Từ Diễm ở phía nam Đồng Quan nhưng bị bắt. Lưu Dụ muốn giết nhã, nhưng sau tha cho.

Diêu Hoằng lại sai Hoàng Môn thị lang Diêu Hòa đóng quân ở Nghiêu Liễu để phòng ngừa Trầm Điền Tử. Trong quân doanh, Diêu Thiệu sai Hồ Dực đóng quân ở Đông Nguyên, Diêu Loan đóng doanh ở đường lớn để giao chiến với quân Tấn. Trầm Điền Tử bèn dùng quân tinh nhuệ mai phục ban đêm, quân của Diêu Loan thiệt hại nặng, bản thân Loan tử chiến, sĩ tốt mất hết hơn 9000[93].

Diêu Tán đóng quân ở Hà Thương, sai Diêu Nan đem lương thực cung cấp cho lính ở Bồ Phản. Khi tới Hương Thành, quân của Nan bị quân Tấn đánh bại, lương thực bị cướp. Tại Trường An, Diêu Hoằng lại cử Diêu Hòa chống lại quân của Tiết Bạch ở Hà Đông nhưng thất bại. Diêu Tán cũng bị Trầm Lâm Tử đánh tan phải lui về Định Thành. Diêu Thiệu nghe tin, phái Tả trưởng sử Diêu Hiệp, Diêu Mặc Lễ và Hà Đông thái thú Đường Tiểu Phương dẫn 3000 quân đóng ở Cửu Nguyên, Hà Bắc nhưng Hiệp từ chối. Thiệu không nghe vẫn sai đi, cuối cùng bị Trầm Lâm Tử dẫn 8000 quân đánh úp, Hiệp và Tiểu Phương tử trận. Diêu Thiệu nghe tin đó, phẫn uất lâm bệnh rồi giao việc nước cho Diêu Tán, phái Diêu Nan giữ quân ở Quan Tây rồi thổ huyết mà chết.

Thấy vận nước sắp tiêu, Diêu Hoằng lại sai sứ đến Bắc Ngụy cầu cứu lần nữa. Ngụy chủ sai Nam Bình công Thác Bạt Tung, An Bình công Ất Chiên Quyến đóng ở Hà Nội, Du kích tướng quân Vương LẠc Sanh đóng ở Hà Đông nhưng cũng không giúp gì được cho Diêu Hoằng.

Tháng 7 năm 417, Lưu Dụ kéo binh vào đất Thiểm, sai Trầm Lâm Tử dẫn hơn 10000 quân khai đường Viên Sơn rồi cùng hợp với Trầm Điền Tử ở Thanh Nê rồi đánh sang Nghiêu Liễu. Phó Hoằng tiến đánh Vũ Quan, tướng Tần bỏ thành mà chạy. Diêu Hoằng lại sai Diêu Hòa và Diêu Dụ đưa quân sang Nghiêu Liễu chống cự.

Trầm Điền Tử đưa quân đánh Nghiêu Liễu. Diêu Hoằng lo sợ, đích thân dẫn hơn 10000 quân đến Thanh Nê. Điền Tử dùng nghi binh, đánh tan và giết vô số quân Tần. Diêu Hoằng rút về Bá Thượng.

Không lâu sau, Lưu Dụ tới Đồng Quan, sai Chu Siêu ThạchTừ Y Chi đến hội cùng Tiết Bạch ở Hà Bắc rồi đánh sang Bồ Phản, giao chiến với quân Diêu Tán ở Quan Tây. Dụ lại sai Vương Trấn ÁcVương Kính đưa quân sang phía tây đánh Diêu Nan ở Dương Hành. Ở Bồ Phản, tướng Tần là Diêu PhácDiêu Hòa đánh tan quân Tấn ở Bồ Phản, giết được Y Chi, Siêu Thạch phải chạy về Đồng Quan[94]. Diêu Tán lại sai Tư Mã Hưu ChiTư Mã Quốc Phan dẫn quân the đường Hà Nội để dẫn đường cho quân Ngụy. Còn Diêu Nan bị Vương Trấn Ác đánh bại nhiều lần, bèn dẫn quân về phía tây. Vương Trấn Ác bèn cho quân đuổi theo truy kích. Diêu Hoằng từ Bá Thượng cũng đi đến Thạch Kiều, Diêu Tán lui về Trịnh Thành. Một tướng khác là [[Diêu Cường đem hơn 1000 người trong quận chống cự Trấn Ác, bị đánh bại, Diêu Cường bị giết, Diêu Nan phải lui về Trường An.

Lưu Dụ đuổi theo Diêu Tán ở Trịnh Thành, Diêu Hoằng lại cử Diêu Phi đóng ở Trịnh Kiều, Hồ Dực đóng ở Thạch Tích, Diêu Tán rút về Bá Đông còn mình đóng ở Tiêu Diêu viên, lại cho thượng thư Bàng Thống phòng thủ trong cung. Cùng lúc đó Vương Trấn Ác tiến binh, đến Vị Kiều, lệnh cho quân sĩ ăn uống no say rồi đứng trước quân sĩ mà ra trận. Sĩ tốt thấy vậy cũng tranh nhau lập công, cuối cùng đại phá được Diêu Phi. Diêu Hoằng biết tin định đem quân cứu nhưng không được.

Quân Hậu Tần liên tiếp thất bại. Diêu Kham chết, Diêu Hoằng đành phải lui quân về cung. Tiếp đó, Vương Trấn Ác tiến vào Bình Sóc Môn, Diêu Hoằng hoảng sợ, vội cùng Diêu Dụ đem theo 100 kị binh trốn sang Thạch Kiều. Đông Bình công Diêu Tán cũng đưa quân đến hội cùng Diêu Hoằng còn tướng Hồ Dực về hàng quân Tấn.

Diêu Hoằng đến đường cùng, muốn đầu hàng quân Tấn. Con Hoằng là Diêu Phật Niệm mới 11 tuổi bảo nếu đầu hàng thì cũng bị giết, chi bằng tự tử trước khi Hoằng không nghe. Phật Niệm bèn đập dầu vào thành tự tử[95].

Ngày Quý Hợi, Diêu Hoằng đưa vợ con và quận thần đến trước thành đầu hàng Vương Trấn Ác. Quân Tấn tiến vào chiếm được Trường An.

Tháng 9 năm 417, Lưu Dụ vào tới Trường An, được Vương Trấn Ác đón ở Bá Thượng. Lúc vào thành, Trấn Ác tham lam lấy nhiều của cải, nhưng Lưu Dụ nể vì công to nên không hỏi đến. Sau đó, Lưu Dụ cho chuyển vàng bạc và những đồ quý trong cung Hậu Tần áp tải về Kiến Khang, phát một ít thưởng cho tướng sĩ. Các tướng Bình Nguyên công Diêu Phác, thứ sử Tịnh châu Doãn Chiêu lần lượt về hàng, bị Lưu Dụ giết hết. Sau đó Dụ cho giết Diêu Hoằng và hoàng tộc Hậu Tần. Hậu Tần diệt vong.

Quan Trung đại loạn, Hạ quốc lấy Trường An

Sau khi diệt được Hậu Tần, Lưu Dụ muốn dời đô về Lạc Dương, nhưng nghe lời can của Vương Trọng Đức, nên thôi.

Tháng 11 năm 417, Lưu Dụ nghe Lưu Mục Chi ở miền nam đã chết nên muốn quay về nam. Cũng trong lúc này, giữa các tướng đánh Hậu Tần cũng nảy sinh bất hòa do tranh công với nhau. Lưu Dụ muốn mượn thế thừa gió bẻ măng để bọn họ tự tàn sát nhau. Ông ta phái người con nhỏ là Quế Dương quận công Lưu Nghĩa Chân mới 12 tuổi ở lại giữ TRường An, đồng thời phong cho Vương Tu làm Trưởng sử, Vương Trấn Ác làm Tư mã, Phùng Dực thái thú, Trầm Điền TửMao Đức Tổ giữ chức Trung binh tham quân, cũng thăng Điền Tử làm thái thú Thủy Bình, Đức Tổ làm thái thú Thiên Thủy, thứ sử Tần châu cùng với Phó Hoằng đóng ở Ung châu, cùng giúp đỡ cho Nghĩa Chân.

Thấy Trầm Điền TửVương Trấn Ác đố kị nhau, Lưu Dụ bèn nhân lúc sắp về khích Điền Tử và Phó Hoằng đối đầu với Trấn Ác. Sử gia Tư Mã Quang chê trách viện làm này của Lưu Dụ đã góp phần gây nên họa loạn ở Quan Trung sau này[96].

Tháng 12 năm 417, Lưu Dụ rời khỏi Trường An, trở về Kiến Khang và chuyển sang kế hoạch cướp ngôi nhà Tấn. Ở phía tây bắc, vua nước Hạ là Hách Liên Bột Bột, vốn đã kết thân với Lưu Dụ khi ông ta còn ở Trường An, nghe tin Lưu Dụ đã về nam, tỏ ra rất vui mừng và quyết định đưa quân đánh chiếm Trường An. Không lâu sau, Bột Bột sai con là Phủ quân Đại tướng quân Hách Liên Khôi làm Đô đốc tiên phong chư quân sự, dẫn 20000 quân tiến về phía Trường An, con thứ là Tiền tướng quân Hách Liên Xương đóng ở Đồng Quan cùng với Vương Mãi Đức làm Phủ quân Hữu trưởng sử đóng ở Thanh Nê làm hậu viện. Kế hoạch tấn công Trường An của nước Hạ bắt đầu[97].

Tháng 1 năm 418, Hách Liên Khôi đưa quân tới Vị Dương, được nhiều người ở Quan Trung theo về. Trầm Điền Tử đưa binh ra kháng cự, không thắng và phải lui về, sai sứ đến báo với Vương Trấn Ác nhờ cứu giúp nhưng Trấn Ác không chịu. Trầm Điền Tử rất tức giận, lại thêm hai bên cũng đã có hiềm khích từ trước, nên muốn giết Trấn Ác. Một hôm, nhân Trấn Ác ra khỏi thành đến phía bắc, Điền Tử ngoa lên rằng có lệnh của Lưu Dụ, rồi giết Trấn Ác. Lưu Nghĩa Chân biết được, liền cùng Vương Tu chuẩn bị quân sĩ mai phục, đợi Điềm Tử dẫn 10 người vào báo việc thì cũng sai giết Điền Tử. Tu phong cho Mao Tu Chi thay thế Trấn Ác làm An Tây tư mã. Sau đó, Phó Hoằng đem quân đại thắng ở Trì Dương, chém được nhiều quân Hạ, buộc quân Hạ phải lui[98]. Lưu Dụ sai sứ đến Trường An truy tặng Trấn Ác làm Tả tướng quân, Thứ sử Thanh châu.

Trong khi đó nội bộ quân Tấn ở Trường An tiếp tục xảy ra xung đột. Lưu Nghĩa Chân còn nhỏ mà đã lãnh trọng trách lớn, thường khoan dung cho người thân cận làm Vương Tu không hài lòng. Có tên thủ hạ là Trấm Tu nói với Nghĩa Chân:

Vương Trấn Ác muốn làm phản nên Trầm Điền Tử mới giết đi. Tu giết Điền Tử, tức lại có ý phản đó.[99]

Tháng 10 năm 418, Lưu Nghĩa Chân sai giết Vương Tu. Từ khi Vương Tu chết, nhân tình Trường An không yên, loạn lạc lại nổ ra. Nghĩa Chân biết việc đó nên ra lệnh đóng cửa thành cố thủ không ra ngoài nữa. Nhiều quận ở Quan Trung sợ hãi quay sang hàng nước Hạ. Hách Liên Bột Bột nhân đó lại tiếp tục đánh Trường An. Hách Liên Khôi định nhân đem tối tập kích song chưa thành công, nhưng quân Hạ cũng đã giành được ưu thế. Không lâu sau, quân Hạ chiếm được thành Hàm Dương, càng cô lập Trường An hơn nữa[100].

Lưu Dụ ở Kiến Khang thấy Trường An không ổn, lo cho Nghĩa Chân, bèn sai Phụ Quốc tướng quân Khoái Ân tới Trường An triệu Nghĩa Chân về rồi sai Tướng quốc Hữu tư mã Chu Linh Thạch làm Đô đốc Quan Trung chư quân sự, Hữu tướng quân, Thứ sử Ung châu ra thay Nghĩa Chân giữ Trường An, cùng Trung thư thị lang Chu Siêu Thạch ra bắc. Trước khi đi, Lưu Dụ bảo Linh Thạch nếu không giữ được thành thì cũng phải đưa Nghĩa Chân về an toàn.

Tháng 11 năm 418, Chu Linh Thạch vào thành Trường An. Các tướng sĩ của Lưu Nghĩa Chân lũ lượt đem vợ con và của cải bỏ chạy. Hách Liên Khôi nhân đó lại dẫn 3 vạn quân truy kích đuổi theo Nghĩa Chân. Các tướng Phó Hoằng và Khoái Ân đi sau bảo vệ, đều bị quân Hạ đánh bại và bị bắt. Mao Tu Chi cũng bị bỏ rơi và lọt về tay quân Hạ. Riêng Nghĩa Chân may mắn trốn thoát được. Hách Liên Bột Bột hạ lệnh giết chết Phó Hoằng.

Trong thành Trường An, người dân trục xuất Chu Linh Thạch. Linh Thạch lui về Đồng Quan. Quân Hạ nhờ đó dễ dàng chiếm được Trường An. Hách Liên Bột Bột lại sai Hách Liên Xương tiếp tục truy kích Chu Linh Thạch và tướng Vương Kính ở lũy Tào Công. Cuối cùng, Chu Linh Thạch, Chu Siêu Thạch cùng Vương Kính và Tham quân Lưu Khâm Chi bị rơi vào tay quân Hạ và bị giải về Trường An và bị Hách Liên Bột Bột giết chết[101].

Sau khi vào Trường An, Hách Liên Bột Bột chính thức xưng đế. Như vậy, sau mười năm bắc phạt, quân Đông Tấn chỉ thu được một thành quả duy nhất là chiếm được Thành Đô (vốn bị mất vào năm 406), còn đất đai ở phía bắc sông Hoàng Hà cuối cùng đều rơi vào tay nước Hạ.

Chiến dịch bắc phạt thời Đông Tấn gồm 5 giai đoạn, kéo dài tổng cộng khoảng 100 năm đến đó chấm dứt. Sang năm 420, Lưu Dụ cướp ngôi nhà Tấn lập ra nhà Tống và sang 439, Bắc Ngụy thống nhất miền bắc. Giai đoạn Ngũ Hồ thập lục quốc kết thúc, Trung Quốc bước sang thời kì Nam Bắc triều.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Các chiến dịch bắc phạt thời Đông Tấn https://zh.wikipedia.org/wiki/s:%E5%8D%81%E5%85%AD... https://zh.wikipedia.org/wiki/s:%E5%8D%97%E5%8F%B2... https://zh.wikipedia.org/wiki/s:%E5%AE%8B%E6%9B%B8... https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/... https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/... https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/... https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/... https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/... https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/... https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/...